HIỂU THẾ NÀO LÀ TỔNG CHẤT RẮN HÒA TAN

Hiểu thế nào về Tổng chất rắn hòa tan.

 

Khi sấy khô một thể tích nước đã biết đã được lọc sạch cặn lơ lửng ở nhiệt độ 100 -105 oC và cân lượng cặn còn lại ta có tổng chất rắn hoà tan. Đại lượng này đo bằng mg/L, viết tắt là TRHT (Total Disolved Solids-TDS). Đây chủ yếu là các khoáng chất và một lượng nhỏ các chất hữu cơ hoà tan. Đối với nước thải phần hữu cơ có thể có giá trị lớn.

Để xác định riêng phần muối khoáng hoà tan, cần nung lượng cặn này ở 500-800oC để phần hữu cơ cháy hết, lượng cặn còn lại tính bằng mg/L chính là tổng lượng muối khoáng hoà tan, viết tắt là TKHT.

TRHT nói chung và TKHT nói riêng quyết định nước thuộc loại nào theo phân loại về hàm lượng TKHT. Nó cũng quyết định vị và một phần mùi, màu của nước.

Trên bảng 1.1. là phân loại tự nhiên theo TKHT.

Bảng 1.1 - Phân loại nước tự nhiên theo TKHT

Loại nước

TKHT, mg/L

Ngọt

< 1000

Lợ

1000 ¸ 25000

Mặn

25000 ¸ 50000

Nước muối

> 50000

Các chất tan gây ra TKHT bao gồm các cation và anion.

Các cation phổ biến trong nước là (xếp theo thứ tự độ phổ biến giảm dần): Na+, K+, Ca2+, Mg2+, Fe2+, Mn2+...

Các anion phổ biến trong nước là (xếp theo thứ tự độ phổ biến giảm dần):  Cl-, HCO3-, SO42- , CO32-, Br-, I-, F-, HSiO3-...

Các khí trong nước: O2, N2, CO2, H2S, CH4, Ar, Rn...

                                                                                                    

Đo lường giá trị TDS

 

Đo lượng giá trị TDS trong nước

Hai phương pháp chủ yếu để đo tổng chất rắn hòa tan là gravimetry (phân tích trọng lượng) và conductivity (độ dẫn điện). Các phương pháp phân tích trọng lượng là chính xác nhất và liên quan đến việc làm bay hơi các dung môi chất lỏng và đo khối lượng phần dư còn lại. Phương pháp này thường là tốt nhất, mặc dù là nó tốn nhiều thời gian. Nếu các muối vô cơ chiếm đại đa số tổng chất rắn hòa tan, thì phương pháp phân tích trọng lượng là thích hợp.

Độ dẫn điện của nước là có liên quan trực tiếp đến nồng độ ion hóa của các chất rắn hòa tan trong nước. Ion từ các chất rắn hòa tan trong nước tạo ra khả năng dẫn điện của nước, cái mà có thể được đo bằng máy đo độ dẫn (conductivity meter) hoặc máy đo TDS (TDS meter) hay còn gọi là các máy kiểm tra chất lượng nước. Khi tương quan với các phép đo TDS trong phòng thí nghiệm, độ dẫn cung cấp một giá trị gần đúng cho nồng độ TDS, thường có độ chính xác đến mười phần trăm.

Mối quan hệ giữa TDS và độ dẫn điện cụ thể của nước ngầm xấp xỉ theo phương trình sau đây:

TDS = keEC

Trong đó TDS được tính bằng mg/L và EC (electric conductivity) là độ dẫn điện được tính bằng microsiemens trên centimet ( /cm) ở 25 °C. Hệ số tương quan ke dao động giữa 0,55 và 0,8

Phân loại nước

Nước có thể được phân loại theo số lượng tổng chất rắn hòa tan trên lít

  • Nước ngọt  (Fresh water)  < 1,000 mg/L TDS
  • Nước lợ (Brackish water ) 1000 tới10,000 mg/L TDS
  • Nước mặn (Saline water) 10,000 tới 30,000 mg/L TDS
  • Nước muối (Brine ) > 30,000 mg/L TDS

Trong khi mức độ TDS 5,000 mg/L là ngưỡng tối thiểu cho nước được xem là nước muối, tuy nhiên phạm vi điển hình là từ 30,000 đến 100,000 mg/L.

Công ty TNHH Công nghệ Quốc tế HACC
Địa chỉ: 51A/161 Phương Lưu, Vạn Mỹ, Ngô Quyền, Hải Phòng.
Email: chonganmonhoachat@gmail.com
Website: chonganmonhoachat.com
Điện thoại: 02253.796389 - Fax: 02253.796389       
Tư vấn kỹ thuật  : 
0888662212 (0974347666)